Tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè năm 2018 được tổ chức ở Đà Nẵng vào ngày 21/03/2018, Bộ Y Tế đã có những nhận định rằng sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác có thể diễn biến phức tạp trong năm nay.
Tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận 10.557 trường hợp mắc, không có tử vong. So với cùng kỳ 2017 (16.503/4) số mắc cả nước giảm 36%. Số mắc có xu hướng giảm trong các tuần gần đây và giảm so với tuần cùng kỳ năm 2017. Không có tỉnh nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến trong các tuần đầu năm 2018. Cục Y tế dự phòng dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp. Ngoài ra còn các dịch tay chân miệng, cúm, viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, thủy đậu, tiêu chảy, tả, lỵ…cũng có nguy cơ gia tăng vì sắp chuyển qua mùa hè, khí hậu oi bức, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền phát triển mạnh, cộng thêm nếu người dân không nâng cao ít thức phòng ngừa thì tỷ lệ lây lan bệnh là rất cao. Các bệnh đề cập trên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng chưa được sử dụng nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Hiện thực trạng miễn dịch trong cộng đồng rất thấp nên ngành y tế cũng kêu gọi tăng cường tiêm phòng vắc-xin cho người lớn, khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi, cần thực hiện tiêm cho 95% trẻ vaccine sởi vào mùa thu năm nay.
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiệncác biện pháp:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
5. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
6. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
7. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
8. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
9. Khi có dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần đến dịch vụ thuê xe cấp cứu chuyên nghiệp và nhanh chóng.